Phương pháp bảo quản đậu nành

 

Thời gian cho phép bảo quản phụ thuộc vào đặc tính giống, công nghệ trước thu hoạch, nhiệt độ và ẩm độ không khí lúc bảo quản. Trong đó, nhiệt độ và ẩm độ không khí là yếu tố quan trọng. Giảm càng thấp ẩm độ, càng tăng thêm thời gian bảo quản. Phơi càng khô, bảo quản càng được lâu hơn.
Tuỳ theo cơ sở vật chất có được mà có điều kiện bảo quản khác nhau. Thường sau khi phơi khô 2-3 giờ thì đưa vào bảo quản trong chum, vại hoặc bao tải đã được vệ sinh sạch sẽ. Chum, vại đựng đậu giống phải đựng đầy, có biện pháp chống ẩm.

Bảo quản: Có 2 cách bảo quản đậu nành

Phương pháp cổ truyền:

-       Bảo quản bằng chum hoặc lọ: Chum hoặc lọ sành, lọ thủy tinh không bị nứt, nẻ rửa sạch phơi khô, phía dưới đáy cho một lớp vôi bột khô, sau đó rải 1 lớp lá xoan khô rồi đổ đậu giống lên trên. Đổ đậu giống song phủ lên trên một lớp lá xoan, nút kỹ và đưa vào bảo quản nơi khô ráo, thoáng. Có thể đặt dưới đáy lu vài cục than sống trước khi đổ đầy hột vào. Sau đó lại để lên mặt đậu vài cục than sống nữa để hút ẩm, rồi mới đậy nắp kín lại.

-       Bảo quản bằng túi ni lon: Đậu tương sau khi phơi khô cho vào 2 lần túi ni lon, phía ngoài cùng là bao xác rắn, buộc kín sau cho vào thùng phi cho vào giữa hòm thóc hoặc cót thóc hoặc để nơi khô ráo thoáng. Có thể cho đậu tương giống vào can nhựa khô sạch xong nút chặt vùi vài trong hòm thóc hoặc cót thóc. Bao đặt trong kho không nên chất quà cao.

Thí nghiệm viện lúa Ô Môn và Nhật:

-       Xử lý: Basudin 10H: Liều lượng 10 gram thuốc/10kg đậu nành

Ø  Cho vào túi nylong, buộc chặt.

Ø  Cho vào keo nhựa, đậy kín.

Ø  Bọc tiếp 1 lớp nylong.

Đặt nơi thoáng mát.