Gặp thử thách nấu ăn, Đại Nghĩa ứng tác bánh flan đậu nành

Diễn viên, MC Đại Nghĩa bị quay như chong chóng khi nhận đề bài từ đầu bếp Nhật Hoshi Phan: làm một món tráng miệng lành mạnh và dinh dưỡng từ các nguyên liệu có sẵn.

Trong chương trình "Vui sống mỗi ngày" phát sóng hôm 18/1, Đại Nghĩa tham gia với tư cách khách mời cho chuyên mục "Thử thách cùng sao - Món ngon từ đậu nành". Chàng diễn viên kiêm MC lúng túng khi thấy những nguyên liệu có vẻ chẳng liên quan gì tới nhau: đậu phụ, sữa đậu nành Vinasoy, trứng gà, bột mì, dâu tây, và cả... ớt.

MC Đại Nghĩa là người ăn chay nhiều năm nay, nhưng anh tự nhận mình không giỏi nấu các món tráng miệng, đồ ngọt. Đứng trước thách thức này, MC Đại Nghĩa liên tục kêu trời: "Nghiệt ngã với tôi ghê chưa, đi thách món người ta không sành!".

Thế nhưng Đại Nghĩa không chịu thua. Cuối cùng, anh quyết định làm bánh flan, thay nguyên liệu sữa bò thường dùng bằng sữa đậu nành Fami. "Món này có vẻ khả thi nhất dù với Nghĩa, nó vẫn... rất khó làm, vì Nghĩa chưa từng làm qua, mới chỉ thấy bạn bè làm thôi", Đại Nghĩa bộc bạch. Với sự trợ giúp của MC Tuyết Vinh, Đại Nghĩa sử dụng hết 6 quả trứng gà và 3 hộp sữa đậu nành Fami.

 TL

MC, diễn viên Đại Nghĩa nhận thử thách làm món tráng miệng "xanh" từ Hoshi Phan trong "Vui sống mỗi ngày". Ảnh: TL

Tuy lần đầu tiên làm món này, chàng MC kiêm diễn viên đã thể hiện mình là một đầu bếp tại gia đầy kinh nghiệm. Với món bánh flan, Đại Nghĩa lưu ý cần đánh trứng nhẹ tay theo một chiều nhất định, tránh làm trứng nổi bọt. Không để lửa quá to khi đun nóng sữa đậu nành kẻo gây sôi, trào. Ngoài ra, sữa sau khi đun nên được để nguội rồi mới đổ vào trứng thật chậm rãi, nhẹ tay để hỗn hợp trứng sữa hòa quyện đồng nhất và không bị lợn cợn.

Sau khi làm caramel và có hỗn hợp trứng sữa, Đại Nghĩa đổ khuôn bánh và hấp trên lửa nhỏ trong 30 phút. Bánh sau khi chín thì để nguội rồi mới cho vào tủ lạnh để bánh được định hình và vị cũng sẽ ngon hơn.

Cuối chương trình, khi tự nếm món bánh của mình, MC Đại Nghĩa đã thốt lên: "Trời ơi ngon quá" và nhiệt tình mời cả trường quay cùng thử. Đầu bếp Nhật Hoshi Phan tấm tắc: "Dù lần đầu làm, nhưng anh Nghĩa thể hiện rất xuất sắc".

 TL

Đầu bếp Hoshi Phan khen ngợi tài xoay sở của MC Đại Nghĩa dù chưa từng làm bánh flan. Ảnh: TL

Theo đầu bếp Hoshi Phan, món bánh của MC Đại Nghĩa giữ được kết cấu và hương vị đặc trưng của bánh flan, tuy thân bánh còn bị rỗ, độ đặc mịn chưa hoàn hảo. Hoshi Phan cũng khen ngợi sự nhanh trí của Đại Nghĩa khi thay thế nguyên liệu sữa bò thường dùng trong công thức bánh flan gốc bằng sữa đậu nành Fami, với tỉ lệ sữa và nước lớn hơn tỉ lệ trứng để đảm bảo bánh lên khuôn đủ đặc.

MC Tuyết Vinh thì cho rằng món ăn của Đại Nghĩa chế biến ngon một phần nhờ chất lượng sữa đậu nành Fami: "Sữa sau khi đun nóng đã đóng một lớp váng trên bề mặt, giống như mình tự nấu ở nhà vậy. Chứng tỏ sữa đậu nành Fami nguyên chất, sánh mịn".

 TL

Bánh flan sữa đậu nành - thành phẩm ngẫu hứng của MC Đại Nghĩa. Anh: TL

Cuối chương trình, đầu bếp Nhật Hoshi Phan giúp MC Đại Nghĩa chỉnh lại công thức cho hoàn hảo, dễ thành công hơn. Món bánh flan từ sữa đậu nành đơn giản mà giàu dinh dưỡng này có thể dùng ăn xế nạp năng lượng hoặc dùng kèm trong trà sữa. Với thành phần lành mạnh, món ăn này có thể là sự lựa chọn tốt cho những ai đang thực hiện chế độ ăn chay toàn phần hoặc bán phần, muốn nạp "dinh dưỡng xanh" cho cơ thể khỏe mạnh, cân bằng.

Xem cách làm bánh của Đại Nghĩa tại đây.



Thách thức 7 ngày dinh dưỡng xanh

Gần đây, ăn sạch, sống xanh đã trở thành lời thách thức cho nhiều bạn trẻ để xem ai quyết tâm và đạt kết quả tốt hơn.

               Nhiều bạn trẻ thực hiện thử thách 7 ngày dinh dưỡng xanh từ thực vật để giảm cân sau Tết.

Làm "thiên nga" không chỉ trong 7 ngày

Nhận ra mình đã trở thành "vịt cồ béo ú" sau những ngày tháng "thả cửa ăn uống", cô gái 9X Ngọc Phúc (Q.9) nghe lời bạn bè, quyết định phải lột xác "hóa thiên nga" bắt đầu bằng thách thức 7 ngày ăn thuần thực vật.

Đọc sách báo, Phúc biết được mọi người thường mất 21 ngày để hình thành một thói quen. Giảm cân cũng vậy bởi đó là một quá trình cần đầu tư thời gian và công sức. Vì thế cô đã xây dựng kế hoạch "siết eo, giảm mỡ" trong 3 tuần với thách thức 7 ngày dinh dưỡng thực vật đầu tiên.

Tham khảo các sách báo, tư vấn giảm cân, Phúc đã loại những món chiên, xào nhiều gia vị ra khỏi thực đơn. Thay vào đó cô chú trọng 80% các loại thực phẩm như rau, nấm, trái cây, hạt, tiếp đến là 10% đạm và 10% tinh bột. Kết quả sau 7 ngày, Phúc giảm được 2kg, số đo vòng eo từ 75cm "siết" lại còn 72cm.

Cô bạn 9X chia sẻ, lúc giảm cân cơ thường bị đói, không đủ năng lượng để làm việc, phải "đấu tranh tâm lý dữ dội" để quên đi cơn thèm ăn.

"Nhưng cũng không để mặt mày bí xị, mình đã cắt từ từ khẩu phần ăn và bổ sung bữa phụ với sữa hạt. Mình thường trữ sữa đậu nành Fami nguyên chất, ít đường trong tủ lạnh, để khi đói là có để dùng ngay, vừa no bụng lại không quá lo lắng về lượng calo nạp vào", Phúc chia sẻ cho những ai quan tâm.

Nhờ duy trì ăn uống hợp lý và luyện tập điều độ liên tục trong 6 tháng, cân nặng của Phúc đã sang số mới, từ 65kg về 48kg. Phúc tâm sự: "Mình tập thể dục tại nhà theo các bài tập ngắn trên youtube từ 10-30 phút của Chloe Ting. Thú thật mình chỉ đi khoảng ⅔ bài tập đã thở hổn hển, plank (bài tập giúp đốt mỡ bụng) chưa được 20 giây là gục, nhưng vẫn không bỏ cuộc".

Ai cũng nên một lần cần thử thách

Thật ra, bỏ qua yếu tố ăn kiêng hay ăn chay vì tôn giáo, việc ăn sạch, sống khỏe gần đây được nhiều người học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm. Nguyên tắc là giảm ăn thịt động vật, giảm ăn chiên xào, dầu mỡ, gia vị; tăng cường rau xanh, trái cây và dinh dưỡng lành mạnh từ thực vật. Có nhiều người muốn tham gia cho vui; cũng có người khi thực hiện được thử thách 7 ngày lại tiếp tục duy trì bởi nhận ra lợi ích sức khỏe và để đạt được mục tiêu mới.

Bạn Quốc Anh (Q.2), người tự thử thách mình 7 ngày, nói rằng lúc nào thấy cơ thể hơi "phì" là sẽ chọn chuyển sang ăn thực vật. Mới đầu Quốc Anh thấy hơi mất công trong công đoạn lên thực đơn, nhưng càng áp dụng thì càng thuần thục và biết cách cân bằng giữa nhu cầu dinh dưỡng cho các hoạt động trong ngày. Sau này, Quốc Anh đã áp dụng định kì, mỗi quý ăn theo chế độ dinh dưỡng xanh 1 tuần, sau đó quay lại chế độ ăn thông thường. Đây cũng là một cách "làm sạch" cơ thể.

Còn bạn Linh Nguyễn, trong nhóm Eat Clean Healthy cũng có bài viết chia sẻ về hành trình thay đổi từ năm 2020-2022 thu hút cộng đồng mạng. Theo đó, Linh đã giảm từ 57kg xuống 46kg nhờ tăng cường ăn rau củ, trái cây và tập yoga.

"Điều quan trọng là kiên trì cải thiện theo thời gian. Đừng vội! Chỉ cần cố gắng thêm một chút từng ngày thì ngày mai, hôm sau nữa bạn sẽ thấy một phiên bản chính mình tuyệt nhất", Linh bộc bạch.

Thực tế, nhiều người đã có một hành trình thay đổi bên trong lẫn bên ngoài thành công nhờ duy trì dinh dưỡng xanh từ thực vật và tập luyện thể thao nghiêm túc. Tuy nhiên, không nên a dua theo xu hướng. Sau khi bạn ăn uống lành mạnh được 7 ngày thì phải tiếp tục hình thành tiếp thói quen này để đeo đuổi sức khỏe lâu bền. Kiên trì chính là bài học được đúc kết từ chính những người bước vào con đường sống xanh, sống lành mạnh.

Theo tạp chí Forbes, xu hướng sống xanh và chọn lọc thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật đã trở nên phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam đây được xem như một trong những biện pháp giảm cân an toàn. Song song đó, việc ăn nhiều rau xanh, trái cây và các loại hạt cũng giúp chúng ta cảm nhận rõ sức khỏe ngày càng được cải thiện, tâm trạng thoải mái và da dẻ hồng hào hơn. 

                                Ăn sạch, sống xanh phải được duy trì lâu dài để cơ thể khỏe mạnh.

 



Đầu bếp Việt mách nhỏ bí kíp để nam giới thực hành dinh dưỡng xanh

Đàn ông thường ít khi chuộng dinh dưỡng từ thực vật vì sợ không đủ chất, thế nhưng định kiến này đang dần được thay đổi bởi dinh dưỡng xanh "có võ" hơn họ tưởng.

Ăn thực vật - vì sao nhanh đói?

Quan niệm nam giới ăn nhiều thực vật thì không đủ dinh dưỡng và năng lượng hoạt động khá phổ biến trong xã hội từ xưa tới nay. Lê Nam (Q.1, TP.HCM) cho biết từng thử "ăn xanh" để cải thiện sức khỏe, nhưng từ bỏ sau 3 ngày vì "cơ thể ‘kêu đói’ rất nhanh, không làm việc được".

Trên thực tế, nếu một người bình thường chuyển ngay sang chế độ ăn chay, hay ăn thực vật thì cơ thể rất nhanh bị đói. Cơn đói ấy có thể là cơn đói giả, cơ thể "đánh lừa" bạn do thức ăn thực vật dễ tiêu hóa. Nhưng cũng có thể do bạn chưa có chế độ ăn phù hợp với nhu cầu của cơ thể, ví dụ như thiếu chất, không đủ lượng calo cần thiết… nên cơ thể phát tín hiệu thông báo. Quan trọng là, bạn cần phân biệt được hai kiểu "kêu đói" này: kiểu 1, bạn sẽ thấy bụng đói, buồn miệng nhưng vẫn đủ tỉnh táo làm việc; kiểu 2 bạn có thể cảm thấy khó tập trung, cồn cào bụng, mỏi mệt… Khi đó, hãy nạp thêm một ít ngũ cốc dạng granola, hay trái cây, salad… chứ đừng cố nhịn, sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Một bí kíp nhỏ cho những người ăn thực vật trong giai đoạn đầu này là nên chuyển đổi từ từ: cắt giảm dần lượng thịt thay vì "cắt hết từ đầu", tăng dần lượng rau củ quả và tìm cách bổ sung sản phẩm có thể thay thế thịt. Đặc biệt, luôn lắng nghe, quan sát thay đổi của cơ thể để kịp thời điều chỉnh.

Trong chế độ ăn giàu thực vật, đậu nành thường là loại hạt chính nhờ hàm lượng dinh dưỡng cao và có nhiều axit amin thiết yếu. Đậu nành lại vô cùng dễ chế biến thành nhiều món khác nhau, từ gia vị, đồ uống, đồ tráng miệng tới món chính… Trong 100gr đậu nành có tới 34gr đạm, 4,5gr chất xơ, 165mg canxi, 236mg magie và hàm lượng isoflavone lên tới 151,2mg, chưa kể tới đủ 9 loại axit amin cần thiết cho cơ thể người, giàu axit béo tốt như omega 3 và 6, không chứa cholesterol xấu, cùng các khoáng chất như vitamin K, nhóm B, P… Vì thế, những người mới chuyển đổi chế độ ăn nên bổ sung các sản phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ, hạt đậu nành tươi nấu cùng thực phẩm khác để cơ thể không "đói" mà vẫn đủ chất.

Đàn ông cần đa dạng thực phẩm

Chia sẻ thêm về điều này, Hoshi Phan, đầu bếp Nhật nổi tiếng với hàng triệu người theo dõi trên Tik Tok cho rằng, theo đuổi một chế độ ăn giàu thực vật khiến bạn đói hơn là chuyện bình thường, nhưng rất có thể vấn đề nằm ở cách lên thực đơn của bạn.

"Cứ ăn đủ dưỡng chất cơ thể cần thì bạn sẽ không đói. Muốn đảm bảo đủ dưỡng chất thì bí kíp là chú ý tới màu sắc và chủng loại thực phẩm có trong bữa ăn của bạn", Hoshi Phan chia sẻ.

Đây cũng là điều mà chàng đầu bếp triệu view luôn chú ý khi sáng tạo các món ăn của mình. Theo đó, đa dạng về màu sắc nghĩa là thay vì chỉ ăn cơm trắng, rau màu xanh đơn điệu, thì hãy làm phong phú bữa cơm bằng những rau củ nhiều màu và nhiều dinh dưỡng khác nhau.

Đầu bếp Hoshi Phan rất chú trọng phải đa dạng các nhóm dinh dưỡng để bữa ăn thơm ngon và đủ chất. Ảnh: ST

"Với những bạn nam còn băn khoăn nghi ngại về chế độ ăn giàu thực vật thì Hoshi khuyên là hãy thoải mái ‘thử’, đừng tự ép mình ‘phải’ theo, ‘phải’ hợp với trào lưu. Thử để chọn ra thứ bạn thích, cách thức phối hợp mà bạn ưng. Sau đó hãy duy trì một thói quen trong ít nhất 3 tuần rồi hẵng quyết định là bỏ hay đi tiếp. Vì khi nhìn thấy sự thay đổi của cơ thể, bạn có thể sẽ muốn tiếp tục tìm ra cách thức phù hợp với mình", Hoshi Phan chia sẻ.

Một chế độ ăn giàu dinh dưỡng sẽ quyết định chất lượng sức khỏe của bạn, nhưng một chế độ ăn giàu dinh dưỡng và lành mạnh sẽ còn mang đến cho bạn chất lượng cuộc sống cao hơn. Vì thế, đừng để định kiến khiến nam giới không đến được với dinh dưỡng xanh và khiến bạn bỏ qua trải nghiệm rất có lợi này.

Bổ sung sữa đậu nành trong các bữa ăn hàng ngày giúp mọi người có thêm nguồn đạm tốt, có lợi cho sức khỏe. Ảnh: ST

 



Cùng con ăn xanh, sống lành

Rất nhiều người lớn hay than phiền: Con nhà mình không thích ăn rau, chỉ mê ăn thịt. Làm sao để bố mẹ có thể cùng con ăn xanh, sống lành?

Bữa cơm gia đình là dịp để cha mẹ hướng dẫn trẻ chọn thức ăn lành mạnh và thực hành lối sống xanh. Ảnh: ST

Đời cha ăn rau, đời con… mê gà rán!

Cứ mỗi lần bé Thành Trung (15 tuổi) tụ tập vài đứa bạn thân đến nhà chơi, chị Bích Nga để ý món yêu thích của tụi nhỏ là trà sữa, gà rán hoặc pizza. Trong bữa cơm nhà, con chị cũng hiếm khi chịu ăn canh, rau. Hôm nào học bài khuya, nó tự xử bằng 1 gói mì tôm… là đủ!

“Ngày xưa khi kinh tế khó khăn, có miếng thịt là cả nhà nhường nhau; giờ thì đời sống khá hơn, ký ức cực khổ khiến cha mẹ có món ngon gì cũng nhường cho con và quên mất là trẻ con nếu đã quen ăn thịt thà sẽ tiếp tục như vậy, không chịu ăn rau. Không lẽ đời mình ăn ăn rau, đời con chỉ mê gà”, anh Điền - ba của Trung tếu táo.

Có thể thấy rất nhiều gia đình ngày nay khi tụ họp ăn bữa cơm chung, trẻ chỉ chọn ăn những món chúng thích và rất khó ăn đa dạng thực phẩm.

Lần sinh nhật thứ 13 vừa rồi, Ngọc Nhi được mẹ cho phép mời 1 người bạn thân đi ăn cùng. Trong khi Nhi gọi món yêu thích là giò heo muối chiên giòn, sụn gà xóc tỏi thì Thanh Vy – cô bạn cùng lớp, xem xong thực đơn, gợi ý chọn món đậu hủ Tứ Xuyên và cá chẽm hấp gừng.

Khi được hỏi tại sao, nó trả lời ngon lành: "Mẹ con nói trong cá có nhiều axit béo có lợi cho sức khỏe. Còn đậu hũ là làm từ đậu nành. Người Nhật nổi tiếng khỏe mạnh và sống thọ nhờ ăn nhiều đậu nành! Còn đồ chiên rán thì nhiều gia vị, nhiều dầu mỡ, không tốt cho sức khỏe."

Chị Thảo không nói gì thêm, nhưng ngấm ngầm nhận ra hình như trong suốt nhiều năm qua chị chỉ toàn cho con ăn những món nó thích, quên mất mình cần dạy con nên ăn đồ ăn gì, thức ăn nào lành mạnh, tốt cho sức khỏe!

Cha mẹ chính là tấm gương giúp trẻ làm quen với những phẩm tốt cho sức khỏe. Ảnh: ST

Học ăn lành mạnh từ cha mẹ

Sớm nhận ra dinh dưỡng từ thực vật giúp cho cơ thể nhẹ nhàng, khỏe mạnh, chị Ngọc Bích đã nghiên cứu thêm về xu hướng ăn xanh để áp dụng cho mình và cả gia đình. Làm gương cho con, chị Bích dặn chồng mỗi buổi cơm đều phải tập cho con ăn rau xanh, trái cây, ăn cá, ăn đủ loại thực phẩm và giảm bớt đồ rán, chiên, nước ngọt, thịt đỏ. Cả nhà đều tích cực ăn rau; Cu Bin (12 tuổi) tỏ ra khá hợp tác.

Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng có thể dạy con ăn xanh như chị Bích. Bởi theo kết quả nghiên cứu từ trường Đại học Yale (Mỹ), khi còn nhỏ, lưỡi của trẻ có nhiều “núm vị giác” khiến bé nhạy cảm hơn với các mùi vị. Song, trẻ luôn bị hấp dẫn bởi những vị ngọt nên ngay khi cảm nhận được mùi vị “khác lạ” của rau xanh, trẻ sẽ từ chối và tìm cách né tránh. Thế nên, để tạo động lực ăn rau, đậu, thực vật cho chúng, cha mẹ nên để trẻ lên thực đơn cho bữa ăn và tự chọn loại rau mà con thích, dần dần xen kẽ thêm các loại rau củ khác.

Ngoài ra, còn nhiều cách khác nữa như: giúp trẻ tự chọn và tham gia chuẩn bị bữa ăn; chọn nhiều sắc màu rau củ để hấp dẫn trẻ; đổi món, đa dạng các loại rau quả; làm thức uống rau quả; đặt tên dễ gần gũi cho các món ăn… Tất cả những điều này làm cho trẻ trở nên thân thuộc, thích thú dần với những món ăn mới lành mạnh.

“Việc nấu nướng cùng nhau là cách kết nối yêu thương của những người trong gia đình. Con còn nhỏ sẽ hiếu động và hay khám phá. Nếu được chỉ dẫn con sẽ nhớ và tự hào về chính thành quả của mình, con cảm thấy “ngon miệng” hơn với món ăn mình làm ra”, chị Ngọc đúc kết.

Theo trang Healthline, dinh dưỡng trẻ em nằm trong top 10 xu hướng được quan tâm nhất trong năm 2022. Do vậy, những buổi ăn lành mạnh mỗi ngày luôn là bài học thiết thực giúp con ý thức về dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho bản thân và trở thành một thói quen dinh dưỡng tốt sau này.

Sữa đậu nành từ Vinasoy chính là nguồn dinh dưỡng xanh, phù hợp với mọi thành viên trong gia đình. Ảnh: ST

 



Áp dụng ngay bí kíp giảm cân để có "thần thái" cả năm

Cơ thể gọn gàng, thần thái tươi tắn là mong muốn của nhiều người. Tuy nhiên "không có gì tự nhiên sinh ra và mất đi", mỡ cũng không phải là ngoại lệ.

               Bắt đầu buổi sáng bằng 45 phút tập thể dục và nạp thêm năng lượng tốt. Ảnh: ST

Những cám dỗ ngọt ngào

Sau những ngày Tết "thả cửa", quay lại đi làm, chị Nguyễn Cẩm Uyên (Q.6, TP.HCM) lại ngán ngẫm: cuộc đời bất công, đã sinh ra phụ nữ lại còn đẻ ra sự béo!

Quyết tâm giữ dáng để bừng sáng, chị Uyên tự trấn an: từ mai sẽ quay lại ăn lành mạnh. Nhưng, "cái ngày mai" đó cũng đã 2 tuần rồi chưa đến. Hôm thì tân niên với mọi người trong công ty; hôm thì bạn bảo "tháng giêng là tháng ăn chơi", chưa kể vô số lời hẹn… trong Tết cần thực hiện! Thậm chí buổi xế, ngán cơm, sợ bánh tét thì cả nhóm gọi pizza, gà rán, trà sữa… để "lấy tinh thần".

Cùng nỗi lo lên cân, Anh Khoa (Q. Tân Bình) kể hồi Tết, anh vẫn chưa thấy bị "báo động". Chỉ khi ở homestay trên Đà Lạt, tận mắt nhìn thấy anh chàng chủ nhà khiêng cả chiếc sofa nhỏ lên lầu, Khoa bị bạn gái trêu: "anh chắc không vác nổi cái ghế đó đâu nhỉ"?

Nhờ thế, Khoa quyết tâm về nhà "tập gym cho tử tế vào", chứ không để bạn gái khen dân Đà Lạt chỉ uống sữa đậu nành, ăn bắp nướng, dâu tươi, chạy hai vòng bờ hồ mỗi ngày… làm mình ê cả mặt", Khoa chia sẻ.

"Kiêng" không khó, khi có quyết tâm!

Biết rằng phải trả giá cho những ngày "ăn uống không phanh", chị Uyên quyết tâm ăn uống lành mạnh và luyện tập thể dục đều sau Tết! Mỗi sáng, chị Uyên dành khoảng 30-45 phút tập thể dục. Chị dùng khoảng 300ml nước ép từ rau xanh và trái cây, mà thành phần chủ lực là ổi, dưa chuột, trái cây hỗ trợ tiêu hóa và giảm cân nhanh. Đi cùng đó là salad ăn kèm bánh mì nguyên cám hoặc cháo yến mạch hoặc bổ sung thêm sữa đậu nành.

Bữa trưa chị thêm đạm động vật như một khúc cá nhỏ, thịt luộc, trứng… với tỉ lệ khoảng 10% đạm động vật - 90% ngũ cốc và rau trái, thêm một hộp sữa đậu nành là khỏe đến chiều. Ngũ cốc nguyên hạt chuyển hóa chậm nên sẽ không có cảm giác đói. Còn sữa đậu nành có isoflavones giúp cân bằng nội tiết tố nữ, ức chế tích tụ chất béo ở bụng và đùi, mông, chị hy vọng nó sẽ giúp chị sớm lấy lại vóc dáng thon gọn.

Trong khi đó, nhờ đọc sách báo, Anh Khoa chọn giảm dầu mỡ để cơ thể khỏe mạnh hơn, gan đỡ phải "gánh" quá nhiều trọng trách và tốt hơn cho tim mạch.

"Tôi chăm chỉ đi tập gym, bỏ ăn thịt đỏ, ăn thêm nhiều rau cải xanh, trái cây và loại bỏ hoàn toàn các món chiên rán cao lửa và nhiều dầu mỡ để da sạch, không tích lũy chất độc hại", Anh Khoa chia sẻ.

                                     Một bữa trưa đầy đủ dinh dưỡng và lành mạnh. Ảnh: ST

"Khi chuyển qua chế độ sinh hoạt lành mạnh như vậy, cái khó là mình kỷ luật. Phải tập ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc, vận động cơ thể dẻo dai… liên tục 7, 14 ngày để trở thành thói quen thì sẽ cảm thấy đỡ mệt mỏi và sẽ dễ có đà tiếp tục duy trì lợi ích sức khỏe", Khoa đúc kết bí quyết riêng của mình.

Trong khi đó, chị Uyên lại chọn cách dễ hơn khi "kiêng"cùng chồng!

"Không lẽ buổi cơm có 2 vợ chồng mà chồng ăn thịt, vợ ăn toàn rau củ? Nấu ít sẽ rất khó nấu mà cũng dễ … động lòng, quay lại đường xưa", chị Uyên chia sẻ bí quyết!

Chị nói để có thêm đạm tốt cho cơ thể, hai vợ chồng còn thường xuyên bổ sung dùng sữa đậu nành trong các bữa phụ.

"Tôi đọc sách báo thấy đậu nành là một trong những bí quyết giúp người Nhật có tuổi thọ cao nhất thế giới. Những ngày cuối tuần tôi tự làm sữa hạt để đa dạng khẩu vị. Nhưng khi bận quá, tôi dùng sữa đậu nành từ Vinasoy thay thế vì cũng có nhiều vị như cà phê, đường đen, sữa dừa." - chị Uyên chia sẻ.

Nhờ biết thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh, cả hai vợ chồng đã cảm thấy vui hơn khi cùng nhau đạt kết quả. "Cả tôi và anh trở thành "đôi bạn cùng tiến" và nhắc nhở nhau cùng ăn uống lành mạnh".

   Đậu nành và sữa đậu nành là nguồn dinh dưỡng dễ tìm cho những ai muốn theo đuổi chế độ ăn uống lành mạnh. Ảnh:ST



Dinh dưỡng xanh qua những chuyến đi xa

Khi trở về với thiên nhiên, được tiếp cận những phong cách ẩm thực, dinh dưỡng khác nhau, nhiều người nhận ra: Họ muốn là một phần của lối sống lành mạnh.

Trải nghiệm những món ăn của từng gia đình, từng vùng miền giúp khám phá nhiều điều thú vị - Ảnh: ST

Đi một đàng, học một sàng thức ăn

Chuyến đi thăm ông bà của Quốc Minh ở Vĩnh Long trở thành một dấu ấn khó quên. Những năm tháng đi du học đa phần chỉ ăn thức ăn nhanh, giờ bỗng dưng được đãi cả “vườn rau” với bánh xèo đủ loại nấm, rau cuốn bánh tráng, canh chua bông điển điển… Minh thắc mắc: “Sao cái gì quanh nhà mình cũng ăn được vậy? Sao bà con ở đâu mà nhiều vậy?”

Dì Năm bèn giải thích, bánh xèo được làm từ bột gạo, nhân là củ sắn, củ hành, nấm rơm, nấm kim châm; tôm tép thì lưới được; rau vườn nhà, cá đồng, tôm sông... Bà con sống gần gũi, có gì cũng san sẻ mà vui vẻ.

Nếu trải nghiệm của Minh chỉ ngắn ngủi sau 3 ngày dưới quê thì trải nghiệm của Thanh Nga (30 tuổi) mang theo cả sự thay đổi thật sự.

Từ khi “bỏ phố về rừng” ở Đắk Lắk, chị Nga đã cải tạo mảnh đất 500m2, trồng nhiều loại rau củ quả để vừa bổ sung cho bữa ăn hàng ngày vừa cung cấp nguyên liệu cho khách du lịch trải nghiệm.

Chị Nguyễn Hà Hồng Mai (TPHCM) và con gái Mai Hà (14 tuổi) - khách của homestay rất thích thú với loại hình du lịch trải nghiệm này, nhận xét: “Những bữa cơm nhiều rau xanh  khiến mình ăn rất ngon miệng và giấc ngủ vì thế cũng sâu hơn”. Còn cô bé Mai Hà cảm thấy thật thú vị khi tự tay làm kim chi, hoặc làm sữa đậu uống buổi sáng...

“Dinh dưỡng xanh” cho cuộc sống mỗi ngày

Theo tạp chí Forbes, xu hướng lựa chọn dinh dưỡng thực vật ngày càng phổ biến, được xem là một xu hướng của người tiêu dùng trong năm 2022.

Có nhiều người khi tiếp cận với dinh dưỡng xanh, cân bằng, đã cảm nhận được sức khỏe thể chất lẫn tinh thần đều tốt lên.

Chị Bích Thủy (28 tuổi) kể rằng từ khi ăn thuần thực vật, bụng không còn óc ách, cơ thể nhẹ nhàng.

“Rõ ràng nguồn dinh dưỡng từ thực vật tốt cho sức khỏe hơn hẳn từ động vật” - chị Thuỷ đúc kết.

Thực phẩm thuần thực vật trở thành lựa chọn của nhiều người - Ảnh: ST

Nhận định về xu hướng dinh dưỡng từ thực vật, mới đây, chuyên gia dinh dưỡng Lauren Manaker (Mỹ), chia sẻ bên cạnh nguồn đạm phong phú không kém động vật thì thực vật còn giàu chất xơ và vitamin. Vì vậy, chế độ ăn thực vật mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe chúng ta, chẳng hạn như có lợi cho tim mạch, giảm cholesterol, tăng khả năng đề kháng.

Theo các chuyên gia của Bệnh viện Cleveland Clinic (Mỹ), khi mới bắt đầu, chế độ ăn thực vật nên đảm bảo ít nhất hai ngày một tuần và sau khi quen thì có thể tăng lên 3-5 ngày một tuần.

Ngoài ra, để dễ làm quen với việc ăn xanh, bạn cũng có thể áp dụng các phương pháp như: thay thế sữa động vật bằng các sữa hạt; chọn một vài nhà hàng chuyên cung cấp bữa ăn thực vật cho mình; đa dạng các món ăn phụ; xem các web, video hướng dẫn nấu ăn thực vật để tạo ra nhiều món mới, thay đổi khẩu vị và tiến đến ăn thực vật hoàn toàn…

Có thể thấy, xu hướng dinh dưỡng xanh mang lại lợi ích lớn khiến nhiều người nhận ra họ cần điều chỉnh thói quen dinh dưỡng cho cuộc sống khỏe mạnh hơn.

“Trở về từ những chuyến đi như vậy, mẹ con tôi đã biết trân trọng những điều tốt đẹp từ thiên nhiên, ăn uống cân bằng, để tốt cho sức khỏe”, chị Hồng Mai chia sẻ.

Đậu nành được xem là “thực phẩm vàng” tốt cho những người đeo đuổi lối sống lành mạnh - Ảnh: ST



ĐỒNG VỢ ĐỒNG CHỒNG, ĂN XANH SỐNG KHỎE

Mong muốn có cơ thể khỏe mạnh, nhiều người đang chọn ăn xanh, sống lành mạnh để duy trì sức khỏe và tích cực lan tỏa lối sống này cho cả gia đình.

                               Lối sống xanh được hình thành từ các thành viên trong gia đình. Ảnh: ST

Bắt đầu lối sống xanh từ gia đình

Nhận ra cơ thể mình ngày càng “phát” theo chiều ngang, chị Mỹ Dung (Q.7, TP.HCM) đã lặng lẽ tìm hiểu bạn bè, sách báo và bắt đầu lên chế độ ăn xanh theo cách riêng của mình.

“Tôi không ép mình nghiêm ngặt phải ăn thực dưỡng hay ăn thuần thực vật, tôi chỉ ăn theo mong muốn giảm cân trong điều kiện của mình. Tôi tập ăn nhiều rau củ tươi xanh, trái cây, hạn chế chiên rán, bớt thịt, uống thêm sữa hạt để tăng cường dinh dưỡng. Khó nhất không phải là tôi không ăn được mà là làm sao để trong bữa ăn, cả nhà đều có thể ăn chung ngon miệng và vui vẻ”, chị Dung chia sẻ.

Để cả nhà cùng tham gia ăn xanh sống lành mạnh, chị Dung nói mình phải mang dàn sao xinh đẹp như Jennifer Lopez, Kim Kardashian, Jenniffer Aniston (*)… mới thuyết phục thành công hai cô con gái bớt ăn đồ ăn chiên rán, chuyển sang ăn rau củ hấp luộc nhằm giữ gìn sắc vóc và giúp tươi tắn, trẻ trung.

Với ông xã thì khó thuyết phục hơn. Lấy lý do “cá voi bơi từ đại dương này qua đại dương kia mà có bớt mập đâu”, ông xã chị Dung đã từ chối tất cả các cuộc đi bộ thể dục thể thao buổi sáng để có thể ngủ nướng thêm cả tiếng!

“Tôi phải nói với anh là chỉ cần anh dành mỗi ngày ít nhất 30 phút đi bộ công viên hoặc bớt ăn thịt đỏ, bỏ rượu, bia; thay sữa bò bằng sữa đậu nành, chuyển qua ăn nhiều rau củ hơn thì sẽ bớt uể oải mỗi ngày”, chị Mỹ Dung chia sẻ.

Biết anh thích bóng đá, chị còn đưa cho anh ví dụ là cầu thủ Lionel Messi (**) đã ăn kiêng từ năm 2014 để cải thiện hiệu suất thi đấu, rồi thuyết phục ông xã ăn uống bớt đường, ăn thuần thực vật mỗi tháng ít nhất 1 tuần!

Nhờ kiên trì và làm gương, cuối cùng chị nói cả gia đình đã thống nhất ăn xanh cùng nhau và rèn luyện sức khỏe thường xuyên mỗi ngày.

Khỏe hơn, tươi hơn nhờ sống xanh

Mặc dù nhận thức được ăn xanh, ưu tiên thực vật sẽ tốt cho sức khỏe, nhưng khá lâu nhiều người mới có thể bắt nhịp và duy trì được chế độ này.

        Chế độ ăn nhiều rau củ, trái cây sẽ giúp mọi người có thêm nhiều khoáng chất, vitamin có lợi cho cơ thể. Ảnh:ST

Chị Bích Ngọc, 38 tuổi, nhân viên một công ty logistics cho biết, liên tục cả năm qua, quá bận bịu với công việc không còn thời gian để nấu nướng và phó mặc việc này cho bà ngoại. Dù biết thói quen nấu nướng chiên rán nhiệt độ cao, nêm nếm nhiều gia vị, nhiều dầu mỡ không có lợi cho sức khỏe nhưng chị Ngọc cũng… lơ luôn. Cho đến khi kiểm tra sức khỏe định kỳ, biết mình bị cao huyết áp, chị Ngọc quyết tâm chuyển sang chế độ ăn lành mạnh.

Vào các nhóm ăn sạch sống xanh trên các trang mạng xã hội, chị Ngọc tập cho mình và cả gia đình ăn bớt muối, bớt đường, bớt ăn đạm động vật và chuyển sang đạm thực vật… Chị còn mang theo sữa đậu nành Fami Canxi để vào trong tủ lạnh công ty nhằm bổ sung canxi vì biết đậu nành có nhiều axit amin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe.

Nhờ liên tục áp dụng chế độ ăn này liên tục trong 1 tháng, chị Ngọc cho biết sức khỏe chị đã cải thiện khá nhiều, người gọn gàng hơn, da dẻ tươi tắn hơn.

Thật ra, lúc đầu không quen, ăn cứ thấy nhạt miệng. Tuy nhiên, một lần đi chùa ở Long Thành, được ăn những món ăn chay do chùa nấu và cảm thấy rất ngon, rồi được các sư cô “khai tâm”, giải thích phải biết quý trọng thực phẩm, phải hiểu dinh dưỡng và học nấu ăn bằng trái tim, chị Ngọc nhận ra sống lành mạnh là phải biết cách cân bằng.

“Chỉ khi biết cân bằng dinh dưỡng, cân bằng mọi nhu cầu thì mới có thể khỏe mạnh từ bên trong”, chị Ngọc đúc kết.

Không riêng gì chị Bích Ngọc, những người tiêu dùng trên thế giới đang đeo đuổi chế độ ăn thực vật hoặc bất kỳ một chế độ ăn xanh, sống khoẻ nào đều có chung một nguyên tắc: Ăn cân bằng và đa dạng các nhóm chất.

Khi thay thế một nhóm chất này bằng nhóm chất khác, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên cần có thời gian cho cơ thể thích nghi. Và khi áp dụng chế độ dinh dưỡng này, cảm nhận được cơ thể mình “sạch” hơn, nhẹ nhàng hơn, mọi người sẽ tự nguyện tham gia để có sức khỏe tốt.

                        Bổ sung sữa đậu nành mỗi ngày giúp các bữa ăn thêm dinh dưỡng. Ảnh:ST

Chọn đậu nành để bổ sung dinh dưỡng xanh mỗi ngày

Khi bắt đầu ăn chế độ dinh dưỡng xanh, ưu tiên dinh dưỡng thực vật, bạn có thể chọn nhiều thực phẩm trên nguyên tắc cân bằng dinh dưỡng, đảm bảo đủ chất đạm, đường, bột, béo, vitamin và khoáng chất.

Để thay đổi từ từ, nhiều người lựa chọn đậu nành và sữa đậu nành Fami từ Vinasoy để bổ sung, cân bằng đạm thực vật với đạm động vật.

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia: “Đậu nành là một nguồn thực phẩm quý, có lợi cho sức khỏe. Với hàng loạt vitamin như E, K, C, B1, B2, PP, B5, B6, Folat, H, beta-caroten… và các khoáng chất quý như Sắt, Magie, Mangan, Kali, Kẽm, Đồng, Selen… các sản phẩm từ đậu nành sẽ giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất, chống oxy hóa, ngăn chặn hữu hiệu bệnh tim mạch, làm tăng khả năng hoạt động cơ bắp, giảm tỷ lệ mỡ, giữ vóc dáng, giúp cơ thể khỏe mạnh. Một lợi thế của đậu nành là giàu isoflavone (115,2mg/100g đậu nành) và nhiều loại dưỡng chất thực vật có tác dụng bảo vệ các tế bào của cơ thể không bị tổn thương trước các tác nhân oxy hóa, giữ làn da căng mịn, chống bốc hỏa, ổn định huyết áp và dự phòng một số bệnh mạn tính không lây”.

Vì vậy, khi bắt đầu áp dụng dinh dưỡng xanh, hãy tiếp tục chế độ dinh dưỡng cân bằng, ưu tiên đạm thực vật và đừng quên bổ sung sữa đậu nành Fami từ Vinasoy cho bữa ăn của gia đình mỗi ngày nhé.

(**)https://www.goal.com/en-us/news/what-are-lionel-messis-diet-workout-and-training-secrets/212dtr4u2i61ayjpjiekd31l(*) Nguồn: https://vinasoy.com/truyen-thong/gioi-tang-cuong-de-khang-voi-thuc-pham-tu-thuc-vat-viet-nam-cung-khong-ngoai-le



CÙNG VINASOY HƯỚNG ĐẾN LỐI SỐNG XANH VÀ LÀNH MẠNH

Trào lưu ăn xanh, sống khỏe đang dần trở thành xu hướng và được xem là chìa khóa vàng giúp bản thân và gia đình khỏe mạnh, tránh được nhiều bệnh tật.

    Tập thói quen ăn uống lành mạnh là việc cần bắt đầu càng sớm càng tốt. Ảnh: ST

Người khỏe, tinh thần càng khỏe

Gặp lại Thanh Tâm trong một chuyến đi Hội An, chị Ngọc Liên (Q 3) cảm thấy vô cùng sửng sốt. Cô đồng nghiệp năm xưa giờ là Huấn luyện viên Yoga đầy phong độ. Liên không nghĩ đứa bạn nhút nhát như Tâm mà mình quen biết cách nay 8 năm giờ lại là người rất tự tin, nói năng lưu loát và đang là huấn luyện viên cho những người làm quen với lối sống ăn sạch, sống xanh.

Một buổi tối cà phê của hai người bạn cũ, Liên hiểu ra Thanh Tâm chuyển qua ăn xanh từ 6 năm nay. Tâm chỉ bỏ thịt đỏ, chuyển sang ăn thực vật nhiều hơn và kết nối cơ thể mình với thiên nhiên. Cô thấy khỏe hơn, vui hơn, yêu đời hơn khi không còn phải tất bật với nhịp sống hối hả.

Trong khi đó, chị Mỹ Duyên (32 tuổi) thì chọn dinh dưỡng xanh khi có đứa con thứ nhất. Duyên tập cho mình ăn uống lành mạnh với chế độ thuần thực vật. Với con, cô vẫn cho bé ăn đa dạng các nhóm chất đạm đường, bột béo, chất xơ… Đồng thời Duyên luân phiên cho con dùng sữa bò và sữa đậu nành ít đường, giúp cho con đa dạng thức ăn mà vẫn đảm bảo đủ chất.

Thật ra ăn xanh, ăn sạch tùy quan điểm và tùy nhu cầu của mỗi người, nhưng đều khuyến khích ưu tiên chọn thực vật, đa dạng thực phẩm, tập trung vào ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau quả, chất béo và protein với khẩu phần phù hợp, giảm thịt động vật, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn… đồng thời phải uống đủ nước và tập thể dục thường xuyên. Tất cả những phương pháp này đều mang lại lợi ích là cơ thể bạn năng động hơn, tinh thần khỏe khoắn.

Hành động nhỏ tạo nên ý nghĩa lớn

Những năm gần đây, xu hướng sống xanh đang thu hút cộng đồng. Đây không phải là trào lưu mà là sự thay đổi về nhận thức, hướng đến việc bảo vệ môi trường, sức khỏe của bản thân, gia đình, xã hội.

Nắm bắt xu hướng đó, từ nhiều năm nay, Công ty Sữa đậu nành Việt Nam (Vinasoy) đưa ra thị trường nhiều loại sữa đậu nành với các vị mới: sữa đậu nành cà phê, phô mai, tàu hũ gừng… hoặc sữa đậu nành ít đường dùng được cho cả người ăn kiêng và người muốn có khẩu vị nhạt hơn, giảm lượng đường trong khẩu phần hàng ngày.

Thay đổi này là một bước tiến lớn, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và bắt kịp xu hướng dinh dưỡng của thế giới. Quan trọng hơn, Vinasoy luôn mong muốn mang nguồn dinh dưỡng an lành đến mọi người và không ngừng nỗ lực để vươn ra biển lớn.

Trong vài năm gần đây, Vinasoy đã trở thành thương hiệu hàng đầu về sữa đậu nành tại Việt Nam, thậm chí đã được chấp nhận ở những thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc, và sắp tới sẽ mở rộng ở cả Myanmar, Thái Lan. Việc Vinasoy chinh phục 2 thị trường lớn và đứng đầu thế giới về tiêu thụ đậu nành là Nhật Bản, Trung Quốc cho thấy sự nỗ lực đáng khâm phục của doanh nghiệp trong việc bền bỉ, nghiêm túc nghiên cứu về sản phẩm, sở thích, khẩu vị, giá cả, cách thức phân phối… đến người tiêu dùng quốc tế.

Để có được những thành tựu này, ngay từ đầu Vinasoy đã chọn những nguyên liệu chất lượng và công nghệ tiên tiến nhất sử dụng trong nhà máy. Chẳng hạn, nhờ kết hợp và áp dụng công nghệ Tetra-AlwinSoy giúp Vinasoy có sự đột phá về chất lượng sữa đậu nành, làm cho sữa đậu nành có hương vị đậm đà tự nhiên cũng như bảo toàn các thành phần dinh dưỡng quý có trong hạt đậu nành khi ra thành phẩm. Hay như công nghệ tiệt trùng ở nhiệt độ cao mà Vinasoy sử dụng sẽ giúp sữa đậu nành của Vinasoy có thời hạn sử dụng lên đến 6 tháng mà không cần dùng chất bảo quản.

Các sản phẩm từ Vinasoy sẽ giúp người dùng có thể bổ sung đạm thực vật đầy đủ. Ảnh: TL

Có thể thấy bằng tất cả sự trân trọng dành cho người tiêu dùng, Vinasoy luôn nỗ lực đem đến những sản phẩm bổ dưỡng và tiện lợi. Mỗi ngày, từng hạt mầm đậu nành được nuôi dưỡng, lớn lên, hòa vào trong từng hộp sữa đậu nành Fami của Vinasoy đều mang theo sứ mệnh là một nguồn dinh dưỡng an lành, tiếp thêm năng lượng, niềm vui cho người tiêu dùng mong muốn có cuộc sống khỏe mạnh và tươi trẻ.

Nguồn tham khảo(*) https://www.webmd.com/diet/health-benefits-soy-milk#2(**) https://www.everydayhealth.com/diet-nutrition/pros-cons-soy-milk/(***):https://vinasoy.com/truyen-thong/vinasoy-dau-tu-nghien-cuu-trong-cay-dau-nanh-khong-bien-doi-gen

 



Những hiểu lầm phổ biến về dinh dưỡng thực vật

Ngày nay, chế độ dinh dưỡng từ thực vật ngày càng được nhiều người lựa chọn vì thân thiện với môi trường và có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại không ít những hiểu lầm xoay quanh vấn đề ăn thực vật này.

               Thiên nhiên luôn cung cấp rất nhiều rau củ, trái cây, các loại hạt tốt cho sức khỏe - Ảnh: ST

Ăn thực vật không đủ chất

Sai. Các nghiên cứu khoa học cho thấy các món ăn có nguồn gốc từ động vật cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu như kẽm, canxi, vitamin. Trong đó, B12, một loại vitamin quan trọng giúp tinh thần minh mẫn, hỗ trợ sức khỏe xương và ngăn ngừa loãng xương, phòng chống thiếu máu… còn được tìm thấy nhiều trong các loại thịt, cá, nội tạng động vật. Khi chuyển sang chế độ dinh dưỡng thực vật, nhiều người lo ngại cơ thể sẽ bị thiếu chất là điều dễ hiểu.

Thực tế, quan niệm trên hoàn toàn sai lầm vì người ăn thuần thực vật có thể tìm thấy vitamin B12 trong nấm, rong biển, đặc biệt là đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành. Bổ sung một lượng vừa phải hạt đậu nành tươi, sữa đậu nành, đậu phụ… mỗi ngày có thể "hóa giải" nỗi lo thiếu chất khi ăn chế độ giàu thực vật, đồng thời giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa cũng như giảm nguy cơ tim mạch, tăng cholesterol, mỡ máu...

Ăn thực vật dễ thiếu sắt, canxi

Sai. Nhiều người tin rằng khi thiếu sắt, cơ thể cần bổ sung các loại thịt màu đỏ như thịt bò, gan, tiết, thịt heo và các loại cá như cá thu, cá hồi, hàu, ốc… mà không biết rằng nhiều loại thực vật còn cung cấp chất sắt nhiều hơn.

Sắt được tìm thấy nhiều trong các loại đậu như đậu lăng, đậu nành, quả hạch, hạt, rau lá màu xanh đậm (cải bó xôi, cải xoong, súp lơ xanh) và ngũ cốc nguyên hạt. Nếu các thực phẩm này ăn cùng với thực phẩm giàu vitamin C còn làm tăng khả năng hấp thụ sắt lên tới 30%.

                         Sắt được tìm thấy nhiều trong các loại đậu và rau lá màu xanh đậm - Ảnh: ST

Không chỉ giàu chất sắt, các thực phẩm từ thực vật như mè, hạt hướng dương, đậu nành thậm chí còn cung cấp nhiều canxi hơn thịt động vật. Không chỉ thế, đậu nành còn có thêm các khoáng chất tạo lưới lắng canxi, tránh thất thoát canxi.

Theo Viện Dinh Dưỡng Việt Nam, đạm (protein) trong đậu nành có đủ 9 axit-amin cần thiết cho sự phát triển con người.

Ngoài ra, từ xưa đến nay, đậu nành vẫn được các nhà dinh dưỡng học đánh giá rất cao vì giàu protein và lipid. Trong 100g đậu nành có từ 34 - 40g protein và khoảng gần 20g lipid, nhiều hơn bất cứ một loại thịt động vật nào.

Bên cạnh đó, đậu nành là loại đậu duy nhất chứa nhiều axit béo không no (chất béo tốt), omega 3 (có trong cá) và omega 6 (các loại đậu thường chỉ có omega 6).

Ăn thực vật chỉ dành cho người lớn, trẻ em cần thịt mới phát triển

Sai. Chất đạm là một phần quan trọng cấu tạo nên các tế bào của cơ thể. Các nghiên cứu cho thấy chất đạm từ thực vật hay động vật cũng đều chứa các loại axit amin cần thiết cho cơ thể.

Nghiên cứu của Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ chỉ ra chế độ ăn thực vật đúng cách còn giúp phòng ngừa các bệnh ung thư, cao huyết áp, đái tháo đường, giảm lượng cholesterol xấu, giúp tim mạch khỏe mạnh.

Chế độ ăn thực vật khoa học thích hợp cho mọi người từ trẻ em, thiếu niên, người trưởng thành và kể cả các vận động viên thể thao.

Ăn thực vật thiếu chất nên mau đói

Sai. Thật ra, tình trạng mau đói khi ăn thực vật có khi chỉ là những cơn đói giả do thời gian tiêu hoá rau củ ngắn hơn thời gian tiêu hoá các loại thức ăn từ động vật, điều này khiến dạ dày bạn trống nhanh hơn và từ đó sinh ra cơn đói nhanh hơn. Do đó, mặc dù ăn thực vật mau đói nhưng không có nghĩa là bạn đang ăn uống thiếu chất đâu!

Ngoài ra khi dùng dinh dưỡng thực vật, nhiều người không biết kết hợp các loại thực phẩm đúng cách dẫn đến cơ thể bị thiếu hụt các khoáng chất, chất béo, chất đạm cần thiết.

Một người trưởng thành tiêu thụ trung bình mỗi ngày khoảng 2.000 calories. Vì vậy, phần ăn thực vật cần cân bằng tỉ lệ của các nhóm thực phẩm tinh bột - đạm - đường - béo - xơ. Một khẩu phần ăn đầy đủ thường bao gồm ngũ cốc nguyên hạt (tinh bột), các loại đậu (đạm thực vật), rau xanh (vitamin và chất xơ), trái cây tươi, sản phẩm bơ sữa, sữa chua...

      Chế độ ăn thực vật đúng cách, bổ sung sữa hạt sữa đậu nành giúp cơ thể khỏe mạnh và tươi trẻ - Ảnh: ST

Ăn thực vật… nhàm chán

Sai. Các món ăn từ thực vật không hề đơn điệu mà còn vô cùng phong phú. Thực đơn của nhiều nhà hàng chuyên dinh dưỡng thực vật có cả trăm món. Chẳng hạn, từ một nguyên liệu là đậu nành, người đầu bếp có thể sáng tạo ra món sữa đậu nành, đậu phụ, bánh quy, các loại tương lên men. Sữa đậu nành còn có thể thay thế sữa bò để nấu soup kiểu Tây, làm bánh pudding tráng miệng, thạch rau câu… rất đa dạng.

 



Nhiều người trẻ hưởng ứng bữa ăn xanh lành mạnh

Thay vì "cơm hàng, cháo chợ", nhiều bạn trẻ đã tự tay chuẩn bị bữa trưa lành mạnh nơi công sở để kiểm soát cân nặng và sức khỏe.

Tự làm "bác sĩ" dinh dưỡng cho chính mình

Những ngày giãn cách khiến nhiều bạn trẻ nhận ra nấu ăn cho chính mình có nhiều điều thú vị bởi thức ăn do mình tự tay chuẩn bị có thể giúp bản thân dễ dàng kiểm soát cân nặng cũng như điều chỉnh một chế độ ăn khỏe mạnh.

Nguyễn Thiên Kim (nhân viên văn phòng tại quận 1, TP.HCM) kể rằng trước kia, Kim thường cùng đồng nghiệp ăn trưa ngoài hàng quán. Giờ đây, Kim mang theo đồ ăn, đơn giản vì cô muốn lấy dáng chuẩn cho những ngày Tết sắp đến.

"Ban đầu thật khó khăn. Tôi đánh vật cả giờ mới xong bữa cơm. Nhưng chỉ 3 tuần là "quen tay", có thể vừa trông nồi cơm, vừa sơ chế rau củ", Thiên Kim nói và khoe thêm cô đã giảm được hơn 5kg nhờ chế độ ăn lành mạnh và phù hợp với cơ thể.

Một bữa cơm trưa tự chuẩn bị của dân văn phòng giúp họ kiểm soát được lượng dinh dưỡng nạp vào để có sức khỏe tốt hơn. Ảnh minh họa: Shutterstock

Đặng Hoàng Anh (làm việc tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cũng từ bỏ thói quen ăn ngoài. "Trước đây, thèm gì ăn nấy, chẳng bao giờ để tâm xem bữa ăn của mình có thừa thiếu chất gì không, cứ ngon miệng là ăn thôi. Thế nên mình bị quá cân", Hoàng Anh nhớ lại.

Chàng trai trẻ sau đó tìm thông tin trên mạng, mua khá nhiều sách, tìm hiểu kĩ về tác động của thực phẩm đối với sức khỏe. Giờ anh đã giảm được gần 10kg, mặt hầu như không còn mụn trứng cá.

"Mọi người thường hỏi sao kiên trì thế? Nhưng khi nhìn thấy hiệu quả mà việc ăn uống lành mạnh mang lại thì mình không còn muốn quay lại lối sống trước kia nữa. Không ai hiểu cơ thể mình bằng chính mình. Mình phải học làm 'bác sĩ dinh dưỡng" cho chính mình', Hoàng Anh chia sẻ.

Yên tâm với bữa ăn "xanh"

Nhìn chung, những người mang cơm ăn trưa ở văn phòng không hề thấy bất tiện mà ngược lại, họ có thêm thời gian nghỉ trưa, không phải la cà hàng quán và còn kiểm soát được việc ăn uống của mình.

Khi quyết định tự nấu bữa trưa, Thiên Kim chú trọng tới thành phần dưỡng chất, nguồn gốc thực phẩm. Cô lựa chọn chế độ ăn giàu ngũ cốc, rau xanh, trái cây, sữa đậu nành; còn đạm động vật duy trì ở mức thấp bởi đường ruột của cô vốn kém.

Hoàng Anh một ngày cũng tiêu thụ rất nhiều rau xanh, trái cây và đạm thực vật. "Tôi quan niệm ăn uống lành mạnh không có nghĩa là phải kiêng quá nhiều thứ mà là dùng nhiều loại thực phẩm khác nhau, cân bằng và đầy đủ các nhóm chất cho cơ thể", Hoàng Anh bật mí.

Anh chàng cũng cho biết, một tuần anh có thể ăn hơn 60 loại rau củ quả. Buổi sáng, một li nước ép của Hoàng Anh có tới 6 loại rau trái như ổi, quýt, dưa leo, rau sam, mùi ta và cà rốt. Các loại hạt chứa dầu như hạt điều, lạc... có nhiều chất béo lành mạnh và omega sẽ được anh ưu tiên. Nhóm đường bột thì có bánh mì nguyên cám, gạo lứt, bún lứt. Riêng nhóm chất đạm sẽ lấy từ các loại đậu hạt giàu protein như đậu nành, đậu xanh, đậu đen...

       Chế độ ăn giàu ngũ cốc, rau xanh, sữa đậu nành... lành mạnh với nhiều người. Ảnh minh họa: Pepagora

Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy 100 gram đậu nành chứa lượng đạm cao hơn cả 100 gram thịt gà hay thịt lợn. Vì thế sữa đậu nành, đậu phụ là những món khá thường xuyên xuất hiện trong thực đơn của người ăn dinh dưỡng thực vật.

Thiên Kim cho biết cô đã tập thói quen bổ sung đạm theo dạng này với một hộp sữa đậu nành Fami mỗi bữa xế. Cô cũng dùng sữa đậu nành nguyên vị cho một số món xúp như xúp bí đỏ, xúp khoai tây, cháo yến mạch... thay thế cho sữa bò nguyên kem. Vị béo giảm đi nhưng bù lại sẽ thanh mát hơn. "Tôi chọn sữa đậu nành Fami của Vinasoy vì là thương hiệu uy tín, tiện lợi, nên cũng yên tâm hơn", Thiên Kim chia sẻ.

          Món xúp bí đỏ nấu với sữa đậu nành thay vì sữa bò có vị thanh đạm, tốt cho sức khỏe. Ảnh: Shutterstocks

Một nghiên cứu công bố mới đây trên tạp chí Gut do Tiến sỹ Jordi Merino - chuyên gia tại Khoa Đái tháo đường và Trung tâm Y học Hệ gene thuộc Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, đồng thời là giảng viên y khoa Trường Y Harvard thực hiện trên 592.571 tình nguyện viên, với 31.831 người trong số đó mắc Covid- 19, cho thấy những người có chế độ ăn lành mạnh dựa trên thực vật có ít nguy cơ mắc Covid-19 hơn hoặc nếu mắc thì các triệu chứng ít nghiêm trọng hơn.

Xu hướng dinh dưỡng thực vật, ăn xanh - sống xanh được dự đoán sẽ trở nên phổ biến hơn trong tương lai, đồng thời trở thành một trong những giải pháp lành mạnh giúp chúng ta cải thiện sức khỏe cũng như đối mặt với những cuộc khủng hoảng tương tự như đại dịch Covid-19 này.

Trang