Nỗi ám ảnh nuôi con béo của nhiều bà mẹ

 

Những lời trách mẹ vụng của ông bà nội, chê con gầy của hàng xóm, khiến chị Tú (32 tuổi, Hà Nội) quyết vỗ béo con bằng mọi giá.

Cân nặng của con là nỗi ám ảnh của nhiều bà mẹ ngày nay. Chị Tú kể, con trai chị 3 tuổi mới nặng 11kg, không bằng đứa trẻ 10 tháng nhà hàng xóm. Đã thế, bé lại biếng ăn, lười uống sữa, mỗi lần ốm thường sút mất 2 lạng. Hễ nghe ông bà than thở cháu còi, chê mẹ vụng, chị lại buồn não nề. Bản thân chị khi gặp em bé bụ bẫm hơn cũng không kiềm chế được câu cửa miệng "Cháu bao nhiêu cân thế?".

Chăm con bụ bẫm cũng là mong muốn của chị Mai (27 tuổi, Hà Nội). Ngoài 3 bữa bột, thực đơn hàng ngày còn có sữa, váng sữa, thuốc bổ kích thích ăn ngon. Để bé tăng cân, cả nhà phải hợp sức ép ăn. Bé gái 18 tháng nay đã nặng 16kg, vượt xa chuẩn của WHO. Về quê nội, ai cũng khen chăm con khéo khiến chị Mai nở mày nở mặt. Thế nhưng, kết quả khám dinh dưỡng lại cho thấy bé béo phì cấp độ 2, cơ thể thiếu sắt và canxi.

Cân nặng của con là nỗi ám ảnh của nhiều bà mẹ ngày nay.

Cân nặng của con là nỗi ám ảnh của nhiều bà mẹ ngày nay.

Theo các bác sĩ, khỏe mạnh không đo bằng cân nặng. Nhiều bé trông gầy những vẫn đạt chuẩn cân nặng. Không ít mẹ an tâm con vừa vặn, thực ra lại ở ngưỡng béo phì. Nghiên cứu năm 2013 của Viện Nghiên cứu Y Xã hội học cho thấy, có đến 30% bà mẹ Việt không biết con mình thừa cân. 15% bà mẹ có con béo phì vẫn muốn bé tiếp tục tăng cân. Tại các thành phố lớn, tỷ lệ trẻ béo phì chiếm đến 6%. Nhiều trẻ dư cân nhưng thiếu chất (sắt, canxi...), suy dinh dưỡng thể béo phì.

Dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng là yếu tố quan trọng giúp trẻ tăng cân lành mạnh. Bữa ăn của trẻ phải đủ 4 nhóm dưỡng chất (đạm, béo, bột đường, vitamin và khoáng chất) với số lượng đáp ứng nhu cầu lứa tuổi. Tuy nhiên, theo khảo sát của Hội Dinh dưỡng Việt Nam năm 2013, 70% bà mẹ đang cho trẻ ăn nhiều thịt, ít rau, dư thừa chất béo.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị, khẩu phần ăn nên cân bằng 70% đạm động vật (thịt, cá, trứng, sữa) và 30% đạm thực vật (đậu nành, đậu phụ, các loại hạt). Ăn quá nhiều đạm động vật dễ dẫn đến béo phì và nhiều hệ lụy sức khỏe sau này.

Cân nặng của con là nỗi ám ảnh của nhiều bà mẹ ngày nay.

Đậu nành có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của trẻ em.

Đậu nành là thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ em. Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Lê Bạch Mai - Viện phó Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cứ 100g đậu nành chứa 33-38g đạm, nhiều hơn cả thịt bò; 165mg canxi, hấp thụ tốt như sữa bò. Đậu nành còn chứa nhiều acid amin thiết yếu, acid béo không no (omega 3, 6) và không có cholesterol, tốt cho sức khỏe tim mạch. Các chất khoáng giúp trẻ chuyển hóa, hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Vitamin nhóm B và mangan hỗ trợ phát triển trí não. Hàm lượng cao chất chống oxy hóa isoflavone còn có khả năng phòng ngừa các bệnh tim mạch, ung thư…

Bữa ăn hàng ngày nên bổ sung các chế phẩm từ đậu nành như đậu phụ, tào phớ, sữa đậu… Trong đó, sữa đậu nành là thức uống thơm ngon, bổ dưỡng và lành tính, phù hợp cho trẻ dị ứng lactose sữa bò. Đây cũng là thức uống được Quỹ Khuyến học Sữa đậu nành Việt Nam phát miễn phí cho học sinh tiểu học trên cả nước qua chương trình “Dinh dưỡng lành cho trẻ khôn lớn 2016”.

Học kỳ một năm học 2016-2017, chương trình dự kiến trao 2,2 triệu suất sữa đậu nành Fami Kid cho 26.400 học sinh tiểu học tại 8 tỉnh thành (Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ngãi). Quỹ do Công ty Sữa đậu nành Việt Nam Vinasoy sáng lập, được Bộ Nội vụ cấp phép hoạt động từ tháng 12/2015.

---

Sữa đậu nành Fami Kid được nghiên cứu và sản xuất nhằm tối ưu dưỡng chất từ đậu nành, đồng thời bổ sung canxi, DHA và các vi chất cần thiết hỗ trợ phát triển thể chất, chiều cao và trí tuệ cho trẻ, đặc biệt trong giai đoạn 6-12 tuổi.