Phương pháp thu hoạch cây đậu nành

Trái đậu nành khi chín rất dễ nhận biết, ngoài vỏ từ màu vàng chuyển sang màu xám, hoặc xám đen, đó là lúc bên trong trái hột đã đến độ già cho ta thu hoạch được.

Phân biệt 2 giai doạn chín của đậu nành.

- Thời kỳ chín sinh lý: Khi đậu có 50% số lá trên cây đã chuyển sang màu vàng.

- Thời kỳ chín hoàn toàn: hầu hết tất cả các lá trên cây đã vàng, rụng. Khoảng 95% số trái trên cây chuyển sang màu nâu xám. Lúc này là thời điểm thích hợp nhất để thu hoạch.

Thu hoạch đậu nành có 2 cách:

- Dùng máy gặt đập liên hợp: công việc tiến hành nhanh, nhưng thất thoát năng suất.

- Bằng tay: công việc tuy chậm, tốn nhiều công sức, nhưng đem lại kết quả tốt.

Khi thu hoạch, cắt cây về phơi khô đập lấy hạt. Nên thu vào lúc nắng ráo, phơi khô, đập ngay, hoặc đập sau ủ 1-2 ngày. Hột đậu được đập ra phải qua khâu sàng sảy kỹ để loại bỏ những tạp chất, những hột lép…sau đó mới phơi ra nắng. Nên phơi 3 nắng nhẹ, phơi ở nhiệt độ 200 C và độ ẩm không khí khoảng 75% là hột có thể đạt được độ ẩm tốt, và có thể đem bảo quản. Độ ẩm của hột đạt khoảng 12% bảo quản được 3 năm, nếu độ ẩm 10% thì thời gian bảo quản có thể được 4 năm. Trước khi cho vào bảo quản, ta không nên đem hột còn phôi nóng hổi ngoài nắng đem vào cất liền, mà nên để hột vào chỗ mát độ vài giờ cho hột nguội lại, rồi mới đóng gói nhập kho, hoặc cho vào lu bảo quản. Tuyệt đối không được phơi hạt giống trên sân gạch, xi măng.